1. Nguồn gốc
Cơ quan tác giả: Trung tâm NCTN Đậu đỗ – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
Giống đậu tương ĐT12 nhập nội từ Trung Quốc năm 1996, được trung tâm NCTN Đậu đỗ chọn lọc phát triển và hội đồng khoa học viện KHKTNNVN cho phép khu vực hoá tháng 5/2001, được công nhân là giống Tiên bộ kỹ thuật năm 2002 theo quyết định sô: 5310QĐ /BNN-KHCN ngày 29/11/2002
2. Đặc điểm
– ĐT12 Có thời gian sinh trưởng cực ngắn từ 71 đến 75 ngày
– Giống đậu tương ĐT12 thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, cứng cây, hoa trắng, lông phủ màu trắng, hạt vàng, rốn nâu, quả chín có màu xám.
– ĐT12 có chiều cao cây (35-50cm), phân cành trung bình, số quả chắc trung bình (18- 30), tỷ lệ quả 3 hạt cao (19- 40%) khối lượng 100 hạt (15.0-17.7 g).
– ĐT12 có khả năng chống đổ và tách quả tốt. Nhiễm bệnh mức nhẹ đến trung bình đối với một số bệnh hại chính. ĐT-12 có ưu điểm khi quả chín bộ lá héo và rụng nhanh.
– Năng suất từ 14 đến 23 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh.
3. Kỹ thuật gieo trồng
– Thời vụ ở phía Bắc:
Vụ xuân gieo từ 20/2- 20/3;
Vụ hè từ 15/5-15/6;
Vụ đông từ 20/9-5/10.
– Mật độ:Vụ xuân 40-45cây /m2; hè 35-40 cây/m2 vụ đông 55-60 cây/m2.
– Phân bón:
+ 30N+ 60P2 O5+ 60K2O+ 8-10 Tấn phân chuồng/1ha, vôi bột trên đất chua 400-500kg/ha (2-3kg urê + 10-12kg super lân+4-5kg clorua kali +200-300kg phân chuồng/1sào bắc bộ+15-18kg vôi).
+ Cách bón: Toàn bộ phân chuồng, lân bón lót và 1/2 kali, đạm, số phân còn lại(kali, đạm) bón thúc vào khi cây có 2-3 lá thật và vôi bón khi làm đất và không được trộn với các loại phân khác.
– Chăm sóc:
+ Xới, làm cỏ đợt, xới nhẹ lần 1 khi cây có 2-3 lá thật kết hợp bón phân thúc(đạm, kali), sau 3 ngày bón phân phun phòng thuốc trừ sâu.
+ Xới, làm cỏ đợt 2, vun gốc cao khi cây có 4-5 lá thật.
– Phòng trừ sâu bệnh:
+ Kiểm tra đồng ruộng phát hiện kịp thời ban miêu, tổ trứng, sâu non, ngắt lá để giết
+ Phòng phòng trừ sâu hại lá sâu đục quả, rệp: phun sumicidin, ofatox, Selecron, pegadsus(0,1-0,2%),
+ Phòng bọ xít xanh: Basa 0,1% trộn với dipterex 0,2%,
+ Phun phòng Validacin lúc cây non phòng bệnh nở cổ rễ,
+ Phun thuốc tiến hành lúc chiều mát, không phun khi nắng mạnh gây xoăn lá hoặc cháy lá.
– Thu hoạch:Khi 2/3 quả chuyển sang màu nâu xám, chọn thời tiết nắng ráo để thu hoạch, phơi, đập lấy hạt. Hạt để giống không được phơi trực tiếp trên sân gạch hoặc sân xi măng. Hạt phơi tới khi cắn không dính răng, để nguội mới cho vào bao bảo quản.
– Cơ cấu cây trồng:Giống ĐT12 có thể bố trí trong cơ cấu tăng vụ sau đây:
+ Lúa xuân+ đậu tương ĐT12+ lúa mùa muộn + rau, khoai tây đông
+ Mạ xuân+ĐT12 xuân (gieo 20- 28/2, thu trước 20/5 để làm mạ mùa)+lúa mùa+ĐT12 đông.
+ Lúa xuân+ lúa mùa+ ĐT12 đông.
+ Lạc xuân + đậu tương hè+ lạc thu đông+ rau đông
4. Địa chỉ liên hệ giống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ – Thanh Trì, Hà Nội
ĐT:04.38613919 hoặc 04.306810246