1. Nguồn gốc
– Tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Xuân Thu, Trần Đình Long,Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Xuân Đoan & Nguyễn Thị Thúy Lương Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu đỗ- Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm
– Giống lạc L26 được chọn ra từ tổ hợp lai giữa giống L08 và TQ6 theo phương pháp phả hệ (theo mục tiêu chất lượng phục vụ xuất khẩu).
– Giống được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số 233/QĐ-TT-CCN, ngày 14 tháng 7 năm 2010.
2. Một số đặc điểm chính của giống
– Thời gian sinh trưởng : vụ xuân 120-125 ngày, vụ thu đông 95-100 ngày.
– Giống lạc L26 thuộc dạng hình thực vật Spanish, lá dạng hình trứng thuôn dài, màu xanh đậm, thân chính cao (40-45cm), quả to (165-185g/100 quả), gân trên quả rõ, mỏ quả trung bình-rõ, tỷ lệ nhân đạt 73-75%, hạt to (75-85g/100 hạt), vỏ lụa màu hồng cánh sen và không bị nứt vỏ hạt. Năng suất đạt 45-54 tạ/ha.
3.Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
– Giống lạc L26 thích hợp với chân đất tốt (thịt nhẹ ) chủ động tưới, dễ thoát nước.
– Thời vụ trồng cho các tỉnh phía Bắc: Vụ xuân từ 15/01 – 05/02 ; vụ thu đông từ 15/8 -10/9
– Mật độ trồng từ 35-40cây/m2; khoảng cách 25cm x 20cm x 2hạt/hốc, hoặc 25cm x 12cm x 1hạt/hốc.
– Lượng giống cho một ha: 220-240kg/ha
– Lượng phân bón cho một ha: phân hữu cơ vi sinh 2000kg; đạm urê 90kg; phân lân sper 650kg; Kaliclorua 180kg; vôi bột 500kg.
– Cách bón: bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + toàn bộ lân + 1/2lượng đạm urê + 1/2lượng kali +1/2 lượng vôi bột;
bón thúc 1/2lượng đạm urê + 1/2lượng kali còn lại (khi cây có 5-6 lá kết hợp xới xáo)
Chú ý: 1/2lượng vôi bột còn lại bón vào giai đoạn sau hoa rộ 10-15 ngày.
4. Điển hình đã áp dụng thành công
– Giống lạc L26 đã được áp dụng thành công trong sản xuất tại các địa phương như: Nghệ An, Nam Định, Hải Dương và Ninh Bình.
5. Địa chỉ liên hệ
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ, Viện Cây lương thực CTP
Địa chỉ: xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 04.38618972, 04.36810245