1. Nguồn gốc, tác giả:
* Nguồn gốc:
Giống lúa Sơn Lâm 2 ( LCH37) được chọn tạo từ tổ hợp lai LCIamusta-D82/HT1 từ năm 2002.
Giống lúa LCH37 được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử cho vụ Đông xuân và Hè thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên theo Quyết định số: 35/QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 02 năm 2014. Đồng thời giống lúa LCH37 được Cục Trồng trọt cho phép đổi tên là Sơn Lâm 2. và mở rộng sản xuất thử các tỉnh phía Bắc từ năm 2015.
* Tác giả: Trần Văn Tứ, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Nguyễn Xuân Dũng, Mai Thị Hương
* Đơn vị đề nghị công nhân giống: Trung Tâm nghiên cứu và phát triển lúa thuần – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
2. Đặc điểm chính của giống:
– Giống lúa Sơn Lâm 2 (LCH37) có khả năng chống chịu hạn khá trong điều kiện bấp bênh nước.
– Thời gian sinh trưởng ngắn: Vụ mùa sớm:105 -107 ngày, vụ xuân muộn: 130 – 135 ngày (các tỉnh phía Bắc ); Vụ đông xuân: 113-118 ngày, vụ hè thu: 98 ngày (Miền Trung và Tây Nguyên) nên giống lúa Sơn Lâm 2 ( LCH37) có thể gieo cấy được các vụ xuân muộn, mùa sớm ( các tỉnh phía bắc), vụ đông xuân và hè thu (các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên)
– Cao cây 105 – 115 cm
– Khả năng đẻ nhánh trung bình, đạt 5-6 bông hữu hiệu/ khóm.
– Cứng cây chống đổ tốt. Chống chịu khá với một số sâu bệnh hại chính (bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá và rầy nâu).
– Dạng hạt trung bình, vỏ trấu màu vàng, khối lượng 1000 hạt 21-22g, gạo trong, cơm mềm, đậm, có mùi thơm nhẹ.
– Khả năng năng suất có thể đạt trên 8 tấn/ha. Năng suất thực thu trong điều kiện thâm canh đạt 65 – 68 tạ/ha. Trong điều kiện hạn bấp bênh nước có thể đạt 55-60 tạ/ha.
3. Kỹ thuật gieo cấy:
* Thời vụ:
+ Các tỉnh phía bắc
– Vụ xuân: Trà xuân muộn (mạ dược) gieo từ 20/1 đến 5/2, Cấy sau lập xuân, đối với mạ dược cần cấy kết thúc sớm tránh mạ già (tuổi mạ 3,5 – 4 lá), mạ sân cấy tuổi mạ 12 – 15 ngày,
– Vụ mùa: Bố trí trà mùa sớm gieo từ 6/6 đến 25/6, tuổi mạ dược 16 – 18 ngày, tuổi mạ sân 10-12 ngày,
+ Miền Trung và Tây Nguyên
-Vụ đông xuân:- Gieo mạ dược 25-30/12. Cấy ở tuổi mạ 17-20 ngày.
– Gieo sạ: 25/12-15/1
-Vụ hè thu: Gieo mạ dược: 20-25/5. Cấy tuổi mạ 17-20 ngày.
* Mật độ: cấy 45 – 50 khóm/m2, mỗi khóm 2 – 3 dảnh. Gieo sạ: 90-100 kg/ha.
* Phân bón:
+ Liều lượng phân bón cho ha:
90kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O (các tỉnh phía Bắc).
110 kg N + 90 kg P2O5 +80 kg K2O (các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên).
Có thể sử dụng các loại phân khác nhau để bón nhưng phải tính toán cho đủ lượng N; P2O5 và K2O theo mức trên.
+ Cách bón:
– Trong điều kiện chủ động nước:
* Nếu bón phân đơn (đạm, lân, kali) cho 1ha thì bón theo cách sau:
Bón lót: toàn bộ lân, 40% ure, 30% kali.
Bón thúc: vào thời kỳ lúa bắt đầu đẻ nhánh 60% đạm, 30% kali
Bón đón đòng vào thời kỳ lúa phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại ( 40% kali).
* Nếu bón phân tổng hợp:
Ví dụ NPK 16:16:8 thì lượng bón cho 1 ha là 445 – 500 kg
Bón lót trước khi cấy 20%
Bón thúc 2 lần: lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh (sau cấy 7-10 ngày): 40%.
Lần 2 sau lần 1 10-12 ngày, bón hết 40%
– Nếu trong điều kiện bấp bênh nước:
Nên sử dụng các loại NPK tổng hợp với liều lượng như trên, tặng cường bón phân vào giai đoạn đầu. Tùy điều kiện thuân lợi khi có nước ta quyết đinh lượng bón và số lần bón cho một đơn vị diện tích. Tóm lại bón hết các loại phân vào thời gian như sau: Bón lót và bón thúc trong khoảng thời gian 25 – 30 ngày từ sau cấy tùy từng vụ.
Chú ý: Bón thúc chỉ nên bón trong khoảng thời gian 20 – 25 ngày từ khi cấy xong, sau cấy 25 ngày không nên bón phân nữa chỉ có kali bón đón đòng để hạn chế sâu bệnh.
* Chế độ chăm sóc, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh:
Bình thường như các giống khác. Làm sạch cỏ dại cho lúa, thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.
4. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Giống lúa Sơn Lâm 2 (LCH37) là giống lúa ngắn ngày rất phù hợp cho xuân muộn mùa sớm ( các tỉnh phía Bắc), vụ đông xuân và hè thu ( Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên).
Giống lúa Sơn Lâm 2 ( LCH37) có thời gian sinh trưởng ngắn, gieo trồng tốt trên các loại đất chủ động tưới tiêu ( chân vàn thấp, vàn, vàn cao và cao)
Giống lúa Sơn Lâm 2 (LCH37) có khả năng chịu hạn tốt và TGST ngắn, có thể gieo trồng vào giai đoạn né tránh hạn, cũng có thể gieo trồng ở các vùng khó khăn, bấp bênh về nước hoặc ruộng bậc thang có thể giữ được nước sau mưa và ruộng đất pha cát ở đồng bằng có hệ thống tưới chủ động nhưng nhanh mất nước các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ – Tây Nguyên và Các Tỉnh phía Bắc.
Nếu gieo trồng trên chân đất vàn trũng hoặc trũng thi lúa đẻ kém, dễ nhiễm sâu bệnh nên hạn chế năng suất.
5. Điển hình đã áp dụng thành công:
Đa áp dụng thành công ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắc lắc, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
6. Địa chỉ liên hệ giống:
+ Công ty cổ phần Sơn Lâm:
Địa chỉ : Tứ Dương, Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội
ĐT: 0433752544 Email: [email protected]
+ Bộ môn chọn tạo giống lúa chất lượng và đặc sản, TT nguyên cứu và phát triển lúa lai, Viện CLT & CTP
Tác giả: ThS.Trần Văn Tứ, DĐ: 0983 144 300 Email: [email protected]
7. Ảnh minh họa: