Quýt chua là giống được trồng lâu năm, được trồng để lấy quả, khả năng thích nghi rộng, dễ chăm sóc, đầu tư thấp. Cho năng suất cao, chất lượng ngon, hiệu quả kinh tế được bà con nông dân ít đất sản xuất quan tâm tới mô hình này.
Chỉ tiêu năng suất – chất lượng sản phẩm
- Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS
- Tỉ lệ đồng đều cây giống : >95%
- Quy trình sản xuất cây giống : Cây giống ghép cành, được chọn lọc kỹ lưỡng, tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, không mang mầm bệnh.
Nguồn gốc
Quýt có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, được trồng ở khắp nơi để lấy quả, và được trồng nhiều nhất ở Nghệ An. Thu hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi khô làm Trần bì (Pericarpium Citri Reticulatae), Trần bì để càng lâu càng tốt; để lấy vỏ quả ngoài gọt hết lớp vỏ trong; quả còn xanh bóc lấy vỏ phơi khô dùng làm Thanhh bì (Pericupium Citri Reticulatae Viride). Hạt Quýt lấy ở quả chín phơi khô làm Quất hạch (Semen Citri Reticulatae).
Đặc tính sinh thái
– Quýt là cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhưng do phạm vi phân bố rộng nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp. Phần lớn quýt sinh trưởng ở nhiệt độ 25-27 độ C.
– Quýt cần nhiều lượng nước hơn các cây ăn quả có múi khác, kém chịu hạn nhưng lượng nước trong đất quá lâu sẽ bị ngập úng, thối rễ và có thể chết cây.
– Quýt sinh trưởng phát triển tốt trên đất nhiều mùn, thoáng khí, tầng đất dày, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Độ pH thích hợp <5, có thể bón thêm vôi bột để tăng độ pH
– Quýt có bộ rễ ăn nông, biểu bì của rễ có nấm cộng sinh, nấm có vai trò như như các lông hút của rễ. Sự phân bố rễ của cam quýt phụ thuộc vào đặc tính của giống cây, mực nước ngầm chế độ canh tác, chăm bón, rễ của cây hoạt động mạnh vào ba thời kỳ
– Trước khi ra cành xuân, vào khoảng tháng 2-3
– Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu tiên khoảng từ tháng 6 tới tháng 8
– Sau khi cành mùa thu đã sung sức vào khoảng tháng 10 tới tháng 2
– Thân, cành có đặc điểm là tự rụng ngọn. Tức là sau khi cành đã phát triển đến nhất định thì ngừng lại và 1-2 mầm sẽ tự rụng đi. Hiện tượng này xảy ra với các đợt lộc khiến cho quýt không có thân chính rõ rệt, lá rậm rạp và hàng năm phải đi tỉa.
– Lá kép, eo lá là đặc điểm dùng để phân biệt giữa các giống. Tuổi thọ của lá thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Những lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm. Ở nước ta thường rụng nhiều vào mùa đông.
– Hoa là loại hoa đầy đủ, thường ra cùng với cành non. 1 cây có thể nở tới 60.000 hoa nhưng tỉ lệ đậu quả chỉ có 7%.
– Quả quýt thuộc loại quả mọng, có múi và số lượng múi tùy thuộc vào loài. Khi còn xanh chứa nhiều acic khi chín lượng acic giảm, lượng đường và chất tan tăng dần lên.
Công dụng
– Ăn tươi, làm đồ hộp, làm mứt, nước giải khát, làm rượu …
– Một số giống quýt ngọt rất thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già yếu, người bị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột.
– Vỏ quýt có tác dụng kiện vị (khoẻ dạ dày), long đờm, trị ho, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị, phòng xuất huyết, điều trị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, chướng bụng, rối loại tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn.
Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin. Vỏ và lá để chế tinh dầu.
– Trần bì (vỏ Quýt chín) dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc.
– Thanh bì dùng chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.
– Hạt Quýt dùng chữa sa ruột, hòn dái sưng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
– Ta còn dùng lá chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp, có khi phơi khô, sắc uống như vỏ Quýt).
Liều dùng 4-12 vỏ, 6-12 hạt, lá.
Lợi ích kinh tế – xã hội
– Quýt chua cho doanh thu cao, có thể trồng xen thêm cây ổi, mít để tăng thêm thu nhập trên đơn vị canh tác.
– Quýt là giống cây ăn quả có tiềm năng lớn trong thị trường nội địa và xuất khẩu.
Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây ăn quả, cây công trình, hạt giống rau, hạt giống hoa các loại với giá cả hợp lý nhất.
Liên hệ với chúng tôi trong thời gian sớm nhất để có được cây giống và giá cả hợp lý nhất.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây