Kỹ Thuật Trồng Mít Thái 

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi.

1. Ưu điểm:
Mít Thái là cây cho quả sớm. Ở những vùng không có rét, mít Thái cho quả từ 8 – 12 tháng sau khi trồng; ở miền Bắc cây cho trái chậm hơn khoảng 3 – 4 tháng. Cây mọc khỏe, phát triển nhanh, lá to bóng, rất sai quả, quả nặng từ 6 – 12kg, cá biệt có quả tới 15kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang ra; múi mít thịt vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100 – 150 quả/cây.
2.Tiêu chuẩn giống:
Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Cây ghép có đường kính gốc ghép 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm, khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng.
3. Thời vụ và mật độ:
Thời vụ trồng: Do đặc thù của cây mít rất khỏe nên có thể trồng quanh năm. Về mùa rét, khô hanh thường xuyên phải tưới ẩm khi cây mới trồng.
Mật độ và khoảng cách: Do mít Thái Changai cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu. Trước khi trồng phải đào hố, bón lót. Đất xấu thì đào hố rộng 0,8 – 1m; bón lót 25 – 35kg phân chuồng hoai mục; 300 – 500g lân và 1kg vôi bột. Đất tốt thì đào hố rộng 0,7 – 0,8m; sâu 0,6 – 0,7m; bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục; 200 – 300gam lân và 0,5kg vôi bột. Chú ý, phải trộn đều phân các loại cùng đất lấp đầy miệng hố trước khi trồng 7 ngày.
4. Trồng và chăm sóc:
Dùng cuốc moi đất giữa hố, bóc vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh, không làm vỡ bầu, đứt rễ; cắm hai cọc chéo buộc giữa cây, dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.
Bón phân: Đối với cây một năm tuổi, mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 – 5 (3 – 5 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm Ure 1% để tưới. Cây 2 – 3 năm tuổi, bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 – 1kg lân; 0,3 – 0,5kg kali. Cây từ 4 năm tuổi trở lên bón tăng lượng phân. Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít Thái Changai càng sai và chất lượng quả càng ngon.

5. Tỉa cành, tỉa quả:
Tỉa cành tăm, cành sâu bệnh để cây thông thoáng. Tỉa bới quả xấu, quả sâu bệnh, quả nhỏ và cả những quả bình thường cho mật độ quả phù hợp với từng cây.

6. Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu hại chính: Ngoài các loại rệp sáp, rầy mền, ruồi đục quả, sâu đục thân, ở mít có sâu đục quả, ấu trùng đục lỗ tiếp giáp giữa quả với nhau. Phun các loại thuốc: Trêbon, Shespa 25EC…, nếu có điều kiện thì bao quả.

Bệnh hại: Bệnh nấm hồng trên thân cành phun booc đô. Bệnh thối hoa và thối mền trên quả do nấm, phun Daconit 500EC 0,3%. Bệnh đỏ phun thuốc diệt nhện đỏ hoặc thuốc trừ sâu vi sinh tổng hợp.

7. Thu hoạch:

Thu quả chín khi đã thơm, từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Thái Changai tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày.

Nguồn:giongcaytrong.com