Kỹ thuật trồng xoài Đài Loan
Tuy là một cây dễ tính có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái khác nhau. Nhưng trong thời kỳ đầu của sự phát triển nếu chúng ta tạo được điều kiện thuận lợi như : Trồng trên đất tơi mục, vị trí trồng tương đối cao thì cây xoài vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
1. Đào hố:
Hố có đường kính 80 cm, sâu 50 – 60 cm. Khoảng cách các hố tuỳ theo giống, điều kiện đất đai, độ dốc của quả đồi có thể bố trí 5 x 6 m, 7 x 7 m hoặc 8 x 8 m.
2. Bón phân:
Mỗi hố bón 20 –30 kg phân chuồng hoai mục. Đất đồi chua bón thêm 0,5 – 1,0 kg lân và 0,5 – 1,0 kg bôi bột cho một hố. Khi cây phát triển tốt thì bón thúc NPK theo tỷ lệ 10: 10: 20, bón tăng dần theo hàng năm. Mỗi năm có 2 lần bón phân đáng chú ý là trước khi xoài ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Nếu gặp năm sai quả thì có 1 lần bón thúc cho quả.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
Rầy xanh: Phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng, hoặc phun nước xà phòng 5 Gia Lai/l vào lúc cây ra hoa cách 2 – 4 ngày/lần. Tránh dùng nồng độ cao để không ảnh hưởng đến hoa. Hoặc có thể dùng Bsssa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Trebon, Sevin nồng độ 0,15 – 0,20% để phun 2- 3 lần, cách 5 – 7 ngày/lần.
Rệp sáp, rệp dính: Rệp chích hút nhựa ở lọc non, các nhánh và cuống quả xoài. Đây cũng là hai loại rệp sáp chích hút trên cam quýt. Dùng Supracid 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độ 0,2% hoặc polysulfua canxi 0,5o Bômê để phun.
Sâu đục thân, đục cành: Phòng trừ, tránh tạo vết thương cơ giới trên cây nhơ cách dùng dao băm gốc kích thích cho cây ra hoa; Dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành; Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl parathion, Thiodan, Diazinon… và bịt các lỗ đục bằng đất sét để diệt sâu non. Cần phát hiện các cành non bị sâu đục và đẻ trứng, cắt bỏ các cành cây này đem đốt để diệt sâu non ở bên trong.
Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớp vỏ. Trứng trở thành sâu non, sâu non ăn thịt quả, gây thối và rụng quả. Phòng trừ bằng cách không để quả chín trên cây; Phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25%, Bi58 0,1% hoặc dùng bả dẫn dụ ruồi như dứa, cam, quýt, chuối chín hay chất Methyleugienol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion…) làm bẫy để diệt; Cũng có thể dùng phương pháp bao quả bằng bao giấy cũng ngừa được sự chích hại của ruồi vàng.
4. Thu hoạch:
Tuỳ theo mục đích sử dụng để hái, nếu dùng tại chỗ thì để chín vàng trên cây, quả lúc này đạt chất lượng cao; Nếu phải mang đi xa hoặc xuát khẩu thì phải hái sớm hơn khi quả đã già (vai quả vượt xa đầu núm, quả phồng lên, chiều dày tăng). Nên hai quả vào ngày nắng ráo. Cắt quả vào lúc trời râm mát, nếu hái vào ngày mưa khả năng bảo quản và vận chuểyn sẽ kém.
Quả hái về cho vào phòng chứa một này đêm để quả tiếp tục hô hấp” ra mồ hôi”, sau đó dùng khăn ứot lau sạch và phân loại. Nếu phải chở đi xa thì cho voà sọt tre hoặc hòm cáctông hay hòm gỗ xếp thành từng lớp, đối đa không quá 5 lớp, ở đáy sọt (hay hòm gỗ) lót một lớp rơm hay giấy xốp, giữa các lớp xoài lót thêm lớp giấy mỏng, từng quả cần được bột thêm lớp giấy mỏng.
Trong quá trình bảo quản và vận chuyển dễ bị bệnh thán thư và thối cuống quả làm cho quả bị thối. Để ngăn ngừa dùng nước nóng 52oC trong 15 phút sau đó ngâm thêm 3 phtú trong dung dịch 2 – 4 % NaB4O7 rồi vớt. Cũng có thể dùng xe lạnh giữ ở nhiệt độ 5,5 – 11oC, độ ẩm không khí 85 – 90% thì có thể bảo quản được 4 – 8 tuần. Sau đó lấy ra, để ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong phòng để thúc cho quả chín. Làm như vậy quả giữ được màu sắc và phẩm chất tươi ngon.
Nguồn:giongcaytrong.com