Ngoài lượng phân bón lót khi trồng, hàng năm cần phải bón phân cho cây nhãn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Liều lượng và tỷ lệ: Thời kỳ cây nhãn còn nhỏ (3-4 tuổi), có thể dùng nước phân chuồng pha loãng (tỷ lệ 1:3) để tưới cho cây. Cách 2-3 tháng tưới 1 lần, mỗi lần tưới 5-10 lít nước phân cho mỗi gốc hoặc có thể thay thế 50 – 100g phân ure/cây/năm, cây càng lớn tán cây càng rộng lượng phân bón càng tăng.
Thời kỳ bón phân cho cây nhãn:
Bón lần 1: Bón phân vào đầu tháng 2, lúc cây nhãn phân hóa mầm hoa mỗi cây bón 15 – 20 lít nước phân chuồng pha loãng. Mục đích là tăng cường nguồn đạm phối hợp với phân lân và phân kali nhằm thúc đẩy sự phát triển các giò hoa để có nhiều chùm hoa trên cây và chùm hoa to. Chú ý không bón phân đạm quá nhiều để tránh mọc các cành vượt.
Bón lần 2: Bón phân vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 mỗi cây 1 – 1,5kg phân đạm sulfat hoặc 0,5-0,7 kg phân urê. Mục đích để thúc cành mùa hè, giúp chùm hoa phát triển tốt, có tác dụng rất rõ đến khả năng đậu quả.
Bón lần 3: Bón phân vào cuối tháng 6, mục đích bón thúc cho quả, bón mỗi cây 1 – 1,5 kg phân ure, 0,3-0,5kg phân sulfat kali, hoặc bón phân NPK hỗn hợp 2-3kg. Đợt bón này có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất và chất lượng quả trong năm và chuẩn bị cho cây nhãn có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt trong năm tới.
Lần thứ 4: Đầu tháng 7 đến tháng 8 vào thời kỳ quả phát triển nhanh. Tưới nước phân chuồng pha loãng khoảng 50 lít và 0,3-0,5kg phân đạm sulfat + 5kg phân supe lân + 0,5kg phân sulfat kali. Đợt bón phân này nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa yêu cầu dinh dưỡng của quả và phát triển của cành.
Lần thứ 5: Bón sau lúc thu hoạch quả vào tháng 8-9. Bón phân hũu cơ và phân vô cơ kết hợp cải tạo đất. Mỗi gốc cây nhãn bón 50-60kg phân chuồng + lkg phân đạm sulfat + 5kg phân supe lân + 0,5kg phân sulfat kali nhằm phục hồi sức sinh trưởng cho cây và bồi dưỡng cành thu là cành mẹ của năm sau.
Trong các lần bón phân trên đây, thì lần bón vào trước lúc ra hoa (vào tháng 2) và lần bón sau thu hoạch quả là 2 lần bón quan trọng nhất nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời dinh dưỡng cho sự phát triến hoa, quả và cành của cây nhãn.
Phương pháp bón phân cho cây nhãn:
Bón phân có nhiều cách, bón sâu hay nông, bón ở vị trí nào là căn cứ vào sự phân bổ của bộ rễ. Bón phân vào nơi có nhiều rễ hút, thông thường là bón trong phạm vi hình chiếu của tán cây và ở độ sâu 30-50cm. Trong trường hợp đất khô hạn, lấy phân bón hòa với nước tưới cho cây nhãn. Tưới dưới hình chiếu của tán cây từ ngoài vào trong cách góc độ 50-60cm. Nếu có mưa cần rắc phân bón lên trên mặt đất dưới hình chiếu của tán cây nhãn là được.
Bón phân hữu cơ cho cây nhãn bằng cách đào rãnh theo hình chiếu của tán với kích thước rộng 30cm, sâu 30-50cm, rắc phân xuống và lấp đất. Bón phân vào thời điểm sau khi thu hoạch quả.
Bón phân qua lá: Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây nhãn có thể bón phân qua lá. Dùng phân ure, biphotphat kali (KHaP04) hay các nguyên tố vi lượng như bo, magiê, kẽm… Phun bo vào thời kỳ hoa nở nhằm tăng cường khả năng thụ phấn thụ tinh, làm tăng tỷ lệ đậu quả nhãn. Các loại khác có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển quả, giảm rụng quả. Bón phân qua lá thường tiến hành vào thời kỳ quả non (tháng 6-7) cho đến trước lúc thu hoạch. Có thể phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày 1 lần.
Nồng độ phun: phân ure 0,2%, biphosphat kali 0,2%, axit boric (H3BO3), sulfat magiê, sulfat kẽm 0,1-2%. Bón phân qua lá (dùng phân Bo) thời kỳ hoa không được phối hợp với thuốc trừ sâu, còn các loại khác có thể kết hợp được với thuốc trừ sâu để phun lên lá cây nhãn.