VAI TRÒ CỦA ĐẠM VỚI CÂY CÓ MÚI

Vai trò và triệu chứng thiếu đạm

Đạm (Nitơ) có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với chất dinh dưỡng khác. Nitơ là một thành phần của chất diệp lục, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bộ lá, hình thành hoa, đậu, phát triển và chất lượng quả.

Đủ Nitơ cây sinh trưởng khỏe, quả nhiều và to.

Thiếu Nitơ cây mất màu xanh, lá nhỏ, cành non chết khô, chồi ngắn, rụng quả non. Lá già rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết. Sự thiếu hụt Nitơ tồi tệ hơn khi lượng phốt pho thấp.

Thừa Nitơ sẽ giảm chất lượng quả và rút ngắn thời gian cất trữ. Quả lớn nhanh, tăng thời gian quả xanh, chín chậm, vỏ quả dày và thô, tép khô. Dư thừa nitơ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với dịch hại và điều kiện ngoại cảnh.

Biện pháp khắc phục

Bón đạm dưới dạng phân đơn (Urea, Sulfate Amone) hoặc hỗn hợp (N-P-K, DAP) cho cây ở những thời điểm quan trọng như: sau thu hoạch, trước mỗi đợt cây ra đọt non…

Hình 1: Triệu chứng vàng lá do thiếu đạm trên lá cây có múi
Hình 1: Triệu chứng vàng lá do thiếu đạm trên lá cây có múi

VAI TRÒ CỦA PHOTPHATE (LÂN) TRÊN CÂY CÓ MÚI

Triệu chứng tác hại do thiếu Phosphate (lân)

Lân thực hiện nhiều chức năng quan trọng như quang hợp, hoạt động enzyme, trong sự hình thành và vận chuyển đường. Quan trọng nhất là phát triển bộ rễ, hình thành hoa, phát triển và tăng chất lượng quả.



Thiếu phốt pho, ít có các triệu chứng thiếu hụt được nhìn thấy trên lá nhưng có ảnh hưởng đến chất lượng quả, gây biến dạng, lõi rỗng và thô, vỏ dày, quả mềm, khô nước, chua.

Trong trường hợp sử dụng quá nhiều phân đạm thì hậu quả của việc thiếu hụt phốt pho lên chất lượng quả sẽ tồi tệ hơn.

Thừa lân, không gây ra bất kỳ tổn thất nào về năng suất, chất lượng trái cây, nhưng có thể có tác động làm thiếu kẽm trong cây và giảm hiệu quả sản xuất.

Biện pháp khắc phục

Do đó, việc cung cấp cân đối nitơ và phốt pho sẽ cho năng suất và chất lượng quả tốt. Có thể cung cấp Lân cho cây thông qua các chế phẩm đơn như Super Lân, Lân Văn Điển (16% P2O5); các phân hỗn hợp NPK hay DAP (Diamonphosphate) vào các thời kỳ sau thu hoạch hay cây chuẩn bị ra hoa…

Hình 2 (a): Các quả cam trên bên trái (A) và phải (C) được bón mức độ cao nitơ và thiếu hụt phốt pho (quả méo mó và vỏ thô. Quả ở giữa (B) được bón cân đối và đầy đủ Nitơ và Phốt pho
Hình 2 (a): Các quả cam trên bên trái (A) và phải (C) được bón mức độ cao nitơ và thiếu hụt phốt pho (quả méo mó và vỏ thô. Quả ở giữa (B) được bón cân đối và đầy đủ Nitơ và Phốt pho
Hình 2 (b): Hai quả bên ngoài (A) và (C) cho thấy phần vỏ cùi dày lên, lõi rỗng và tép quả thô. Quả ở giữa (B) có vỏ và cùi mỏng lõi đặc, tép mọng nước do được bón đầy đủ và cân đối Phốt pho và Nitơ
Hình 2 (b): Hai quả  (A) và (C) có phần vỏ cùi dày lên, lõi rỗng và tép quả thô. Quả (B) có vỏ và cùi mỏng lõi đặc, tép mọng nước do được bón đầy đủ và cân đối Phốt pho và Nitơ

VAI TRÒ CỦA KALI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Vai trò và triệu chứng thiếu hụt Kali 

Kali có vai trò quan trọng trong sự hình thành và hoạt động của protein, chất béo, Carbohydrate và diệp lục, duy trì sự cân bằng muối và nước trong tế bào. Giúp tăng chất lượng (độ ngọt, màu sắc) và khả năng đậu quả, hạn chế chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây.
Thiếu Kali, cây tăng trưởng chậm, lá nhỏ chuyển màu vàng hoặc đồng sau đó trở nên sạm và bị rụng. Cành cây suy yếu, và giảm tỷ lệ nở hoa. Quả nhỏ, da mỏng và mịn, xu hướng chuyển màu sớm, và chia tách một cách dễ dàng.
Thiếu Kali ít không ảnh hưởng đến năng suất, mặc dù quả có thể nhỏ hơn. Thiếu kali nghiêm trọng làm giảm năng suất do tăng tỷ lệ rụng hoa quả.

Thừa kali không ảnh hưởng đến chất lượng quả nhưng quá nhiều kali có thể làm tăng sự thiếu hụt magiê

Biện pháp khắc phục

Kali trao đổi có sẵn ở trong đất. Đất cát có ít kali hơn so với đất thịt.

Kali có nhiều nhất ở gần bề mặt đất. Hạn hán có thể làm giảm hấp thu kali từ đất bề mặt khô, dẫn đến thiếu hụt tạm thời.

Để tăng cường Kali cho cây, có thể bón các loại phân có chứa hàm lượng Kali cao như KCl (60% K2O) cùng với các thời điểm bón phân đạm và lân cho cây.

Hình 3: Các triệu chứng thiếu hụt Kali trên lá và trái cây có múi
Hình 3: Các triệu chứng thiếu hụt Kali trên lá và trái cây có múi

VAI TRÒ CỦA KẼM VỚI CÂY CÓ MÚI

Triệu chứng tác hại do thiếu kẽm 

Triệu chứng thiếu kẽm là lá vàng gân vẫn xanh. Đây là một trong những tổn hại lớn và phổ biến về rối loạn dinh dưỡng của cây có múi, lá nhỏ dần và đóng lá dầy, có khuynh hướng mọc thẳng đứng, thân, cành không phát triển, cành non dễ chết, trái nhỏ, chất lượng kém.


Ngay trong giai đoạn đầu tiên, thiếu kẽm sẽ làm giảm năng suất, giảm sinh lực cây và làm cho trái nhỏ, chất lượng kém. Triệu chứng lá nhỏ, lá hẹp (ít lá) và màu trắng-vàng khu vực giữa các tĩnh mạch (đốm lá).

Biện pháp khắc phục

Thiếu kẽm thường xảy ra ở vùng đất chua ven biển. Phun hợp chất có kẽm (Sunfat kẽm) qua lá vào giai đoạn lá gần trưởng thành, cây hấp thụ tốt nhất. Thiếu nặng cần phun bổ sung 2 hay nhiều lần trong suốt mùa.

Hình 4: Triệu chứng vàng lá gân xanh do thiếu kẽm trên cây có múi
Hình 4: Triệu chứng vàng lá gân xanh do thiếu kẽm trên cây có múi

VAI TRÒ CỦA BORON TRÊN CÂY CÓ MÚI

Triệu chứng tác hại do thiếu Boron

Quả phát triển một màu xám, sau đó chuyển sang màu nâu.

Một số hạt giống phát triển không hoàn hảo, bị teo lại, màu nâu.

Cây có múi rất nhạy cảm với dư thừa Bo.

Biện pháp khắc phục

Chỉ phun 1 lần phân bón chứa Bo nếu chắc rằng cây đang bị thiếu Bo.

Hình 5: Triệu chứng thiếu Boron (Bo) trên lá và trái
Hình 5: Triệu chứng thiếu Boron (Bo) trên lá và trái

VAI TRÒ MOLYBDEN (MO) TRÊN CÂY CÓ MÚI

Vai trò và triệu chứng thiếu hụt Molybden

Molybden có liên quan mật thiết tới quá trình chuyển hoá đạm trong cây, do đó sự thiếu Molybden cũng có biểu hiện tương tự như thiếu đạm. Ở cây hai lá mầm, thiếu Mo xuất hiện màu xanh vàng ở chóp và mép lá.

Thiếu Molybden thường dẫn đến thiếu đạm do khả năng cố định đạm của cây bị hạn chế.

Thiếu Molybden, cây sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc xuất hiện nhiều đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, tiếp đó là hoại tử.

Ở cây có múi, thiếu Molybden xuất hiện các đốm mất nước ở phần thịt rìa lá sau lan vào gần gân lá. Các đốm này dần chuyển vàng xám nâu và khô đi.

Biện pháp khắc phục

Phun bổ sung các loại phân bón lá có chứa hàm lượng Molybden vào các giai đoạn cây ra lá non nếu phát hiện thấy triệu chứng thiếu loại dưỡng tố này.

Hình 6: Triệu chứng thiếu Molybden trên lá cây có múi
Hình 6: Triệu chứng thiếu Molybden trên lá cây có múi

VAI TRÒ CỦA SẮT TRÊN CÂY CÓ MÚI

Vai trò và triệu chứng thiếu hụt Sắt (Iron)

Sắt (Fe) được cây hấp thụ dưới dạng Fe2+. Sắt là thành phần của vài enzyme hay của nhiều protein tham gia chuyển vận điện tử trong quá trình quang hợp và hô hấp. Các enzyme này bao gồm catalases, peroxidases và một số cytocrom. Một số các enzyme đều tham gia phản ứng oxy hóa khử trong quang hợp. Sắt không phải thành phần của diệp lục tố. Nhưng rất cần cho sự sinh tổng hợp của diệp lục tố.

Thiếu sắt nhẹ, gân lá có màu xanh tối, xuất hiện ở lá non

Thiếu sắt trầm trọng, lá non dần dần chuyển sang màu vàng, sau đó sẽ bị trắng, có thể rụng lá, chết cành.

Thiếu sắt thường xuất hiện ở đất có pH cao hoặc đất bón nhiều vôi.

Biện pháp khắc phục

Phun trên lá sắt sulfat hoặc sắt chelate không có hiệu quả. Nếu cây bị ảnh hưởng, tưới chelate sắt vào đất dưới tán cây.

Tuy nhiên, phương pháp xử lý này không kinh tế trong sản xuất lớn.

Hình 7: Triệu chứng thiếu sắt trên lá cây có múi
Hình 7: Triệu chứng thiếu sắt trên lá cây có múi

VAI TRÒ CỦA MAGNESIUM TRÊN CÂY CÓ MÚI

Quy luật phát sinh gây hại

Triệu chứng thiếu Magnesium thường xuất hiện do:
 Đất có tỷ lệ Magnesium thấp.

Bón thừa kali hay đất có tỷ lệ kali cao.

Biểu hiện là có những đám màu vàng rời rạc ở cả hai bên gân chính, ở lá trưởng thành trong mùa mưa. Những đám màu vàng ngày càng lớn và hợp lại với nhau, chỉ còn ở phần cuống lá và đôi khi ở gần ngọn lá còn xanh, cuối cùng toàn bộ lá có thể bị ngả vàng.

Triệu chứng thiếu Magnesium có thể chỉ xuất hiện trên 1 cành lớn hoặc 1 phần cây,phần cây còn lại có thể vẫn bình thường. Thiếu Magnesium cây rụng trái nhiều, chịu lạnh kém, cây ra quả cách năm rõ rệt, thường nhỏ, hàm lượng đường và acid thấp.

Biện pháp quản lý

Cách tốt nhất để khắc phục sự thiếu hụt Magnesium nghiêm trọng là kết hợp xử lý đất với phân bón chứa magnesium trong thời gian kiến thiết cơ bản. Ở đất chua có thể dùng đá dolomit để cung cấp Magnesium cho cây, còn ở đất ít chua thì có thể dùng MgSO4 hay Mg(NO3)2 nồng độ 1% và phun lên lá.

Hình 8: Triệu chứng thiếu Magnesium trên lá cây có múi
Hình 8: Triệu chứng thiếu Magnesium trên lá cây có múi

VAI TRÒ CỦA CALCIUM TRÊN CÂY CÓ MÚI

Vai trò và triệu chứng thiếu hụt Calcium

Calcium có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của rễ và triệu chứng đầu tiên của thiếu Calcium là bộ rễ bị hư.

Triệu chứng thiếu hụt ít thể hiện vì hầu như trong đất rất ít khi thiếu Calcium.

Sự thiếu Calcium ở cây có múi tạo ra lá nhỏ và dầy, gây ra mất sức sống và giảm năng suất. Cây thiếu trầm trọng có thể gây chết cành non. Trái phát triển kích thước bất thường, thịt trái co lại, ít nước dịch, nhưng cao hàm lượng chất rắn hòa tan và gây nứt vỏ trái.

Biện pháp khắc phục

Thiếu Calcium thường xuất hiện ở đất chua (acid) hoặc sử dụng phân dạng đạm Sulphate như Ammonium sulphate [(NH4)2SO4]. Cung cấp Calcium cho cây thông qua bón vôi bột cho đất hay phun Ca(NO3)2 qua lá.

Hình 9: Triệu chứng thiếu Calcium trên lá cây có múi.
Hình 9: Triệu chứng thiếu Calcium trên lá cây có múi
SO SÁNH CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU DINH DƯỠNG TRÊN CÂY CÓ MÚI
SO SÁNH CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU DINH DƯỠNG TRÊN CÂY CÓ MÚI
CUNG CẤP DINH DƯỠNG TRONG QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY CÓ MÚI
CUNG CẤP DINH DƯỠNG TRONG QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY CÓ MÚI